Chia sẻ phác đồ điều trị bệnh Gumboro ở gà hiệu quả cao

Bệnh Gumboro ở gà là loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Vì một số triệu chứng của bệnh Gumboro trên gà giống với nhiều loại bệnh khác nên gây ra sự nhầm lẫn khiến hiệu quả của việc điều trị không cao. Cùng theo chân chuyên gia chia sẻ về phác đồ điều trị. Và tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh Gumboro.

Tất tần tật thông tin chi tiết về bệnh Gumboro ở gà

1. Bệnh Gumboro là bệnh gì?

Bệnh Gumboro là một loại bệnh cấp tính lây truyền nguy hiểm. Căn bệnh này được các nhà khoa học tìm kiếm và phát hiện vào năm 1957 tại vùng Gumboro – Hoa Kì. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã mô tả chi tiết và công bố đây là căn bệnh viêm thận ở gà. Tên bệnh Gumboro cũng ra đời từ đó, gắn liền với vùng dịch đầu tiên.

bệnh Gumboro ở gà

Tại Việt Nam, căn bệnh này ở gà được phát hiện vào những năm 80 của thế kỉ 20 và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp.

Độ tuổi và thời điểm bùng phát bệnh

Gumboro truyền nhiễm ở tất cả các loại gà và ở các độ tuổi. Với gà từ 1-3 tháng tuổi có khả năng nhiễm bệnh cao nhất bởi hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, khả năng kháng bệnh kém. Bệnh khi mắc ở gà con thường rất khó phát hiện triệu chứng.

Dịch bệnh Gumboro ở gà có thể xảy ra quanh năm nhưng lây lan mạnh và phát triển nhất vào mùa xuân. Thời điểm này độ nồm, ẩm cao thời tiết thuận lợi cho việc sinh sôi và tấn công mạnh vào đàn gà. Tỉ lệ gà bị nhiễm bệnh lên tới 100%, tỷ lệ tử vong cao nếu không có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ở gà

IBDV là loại virus gây nên bệnh gumboro trên gà. Virus này có sức đề kháng cao ngoài môi trường, có khả năng chống một số loại thuốc sát trùng ví dụ như Formalin, phenol và Cloramin cho nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh.

Loại virus này có thể bị tiêu diệt ở môi trường có nhiệt độ cao, từ 50 đến 70 độ C. Thông thường, Virus tồn tại trong rác và phân gia cầm trong khoảng thời gian hơn 3-4 tháng. Cũng chính đây là nguồn tàng dịch trữ nguy hiểm cho gà tại khu vực chăn nuôi. Khi virus tồn tại ngoài môi trường, nó sẽ tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm, bởi vậy cần có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh sau mỗi lứa gà.

bệnh Gumboro ở gà
Bệnh tích bệnh Gumboro gà

3. Cách thức và cơ chế lây bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro ở gà rất phức tạp và có nhiều con đường lây lan, cụ thể:

  • Lây nhiễm từ gà mẹ sang con
  • Bệnh lây lan theo đường thức ăn và qua không khí.
  • Các dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi cũng là nguồn lây bệnh

Khi Virus IBDV xâm nhập vào cơ thể gà, chúng sẽ đi vào máu và di chuyển trên khắp cơ thể, tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi Fabricius và gây nên các bệnh tích điển hình tại đây như nhiễm trùng máu dẫn tới xuất dịch, xuất huyết và tụ máu.

4. Triệu chứng của bệnh Gumboro gà

Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sẽ giúp người chăn nuôi có phương án chữa và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế nhất các rủi ro về kinh tế. Dưới đây là một số các triệu chứng của bệnh Gumboro ở gà mà bà con cần biết:

  • Gà kén ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, lông bị xù, lười vận động và tụ lại thành từng đám
  • Xuất hiện hiện tượng một số con tự quay đầu để mổ vào hậu môn.
  • Gà bị tiêu chảy, đi ngoài phân loãng và có màu trắng, nhớt, có trường hợp sẽ bị lẫn thêm máu.
bệnh Gumboro ở gà
Bệnh tích xuất huyết cơ ngực của gà mắc Gumboro

Phòng bệnh và chữa bệnh Gumboro ở gà

1. Phòng bệnh Gumboro

Các hộ chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh và cũng là công tác hàng đầu để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của Gumboro. Dưới đây là một số các biện pháp phòng bệnh Gumboro ở gà mà bà con có thể tham khảo:

  • Thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng xung quanh các khu vực chuồng trại chăn nuôi. Thực hiện định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng với thuốc sát trùng Cloramin
  • Thay chất độn chuồng liên tục, dọn vệ sinh sạch sẽ hoặc bố trí phân cách xa khu vực chuồng nuôi, lưu trữ phân trên 4 tháng.
  • Phòng bệnh thông qua an toàn sinh học và thực hiện công tác tiêm phòng tốt cho gà
  • Luôn bổ sung các chất vitamin, điện giải và thuốc kháng sinh để tăng thêm sức đề kháng. Điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng thứ cấp nào do vi khuẩn gây ra. Điều này có thể làm giảm tác động của bệnh.

bệnh Gumboro ở gà

2. Phác đồ điều trị bệnh Gumboro ở gà

Hiện tại bệnh Gumboro chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên bà con có thể tách riêng gà có triệu chứng nhiễm bệnh để theo dõi và chữa trị dựa theo phác đồ điều trị bệnh gumboro ở gà như sau:

Cách 1:  Dùng thuốc Anti-gum: 

2 gói (20gr) cho 100 gà, thuốc Colivinavet 2 gói (20gr) cho 100 gà (1gói 10gram/ 30- 40 kg/ ngày). Hoà thuốc với với 10 lít nước cho uống liên tục 3- 4 ngày

Cách 2:  Sử dụng Anti-Gumboro: 

2 gói (20gr) cho 100 gà, T. colivit 2 gói cho 100gà, đường Gluco 200gr cho 100 gà. Tất cả hòa với 10 – 12 lít nước cho gà uống 3- 4 ngày liên tiếp.

Bà con có thể dùng đồng thời 2 cách trên, mỗi cách 1 ngày; đảo thuốc trên 1 liệu trình điều trị. Bên cạnh đó nên hỗ trợ điều trị bằng kháng thể Gumboro với liều lượng 0,5- 1 cc/ 1- 2 kg gà. Chỉ tiêm 1 lần /ngày. Nếu gà nguy kịch thì 2 lần / ngày. Tiêm vào phần cơ thịt gốc cánh.

Trong quá trình điều trị tuyệt đối không nên sử dụng kháng sinh, điều này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và tăng tỷ lệ chết cao trên gà.

Bệnh Gumboro ở gà thực sự là căn bệnh rất nguy hiểm và phức tạp. Vì thế để hạn chế được mức tối đa thiệt hại kinh tế, bà con nên có những biện pháp phòng tránh hợp lý và nâng cao kiến thức chăn nuôi. Vip Nhà Cái hy vọng trên đây là những kiến thức hữu ích để bà con có thể áp dụng trên đàn gà của mình. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả và thành công.

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!