Nguyên nhân và cách chữa gà chọi bị yếu chân

Gà chọi bị yếu chân sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng đánh đấm của gà. Sẽ không thể tham gia những trận chiến khốc liệt nữa. Về mặt thẩm mỹ chúng cũng sẽ khiến gà chọi mất đi vẻ đẹp oai phong của mình. Dần dần tình trạng yếu chân nặng dần và có thể mất khả năng đi lại. Vậy khi gà yếu chân thì nên chữa như thế nào? Hãy lắng nghe lời khuyên của vipnhacai.net này nhé!

Triệu chứng gà chọi bị yếu chân

Dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của gà chọi bị yếu chân khi quán sát hình dáng của chúng. Từng bước đi, hành động đều phản ánh tình trạng bệnh của gà.

  • Gà đứng không vững, dễ lảo đảo trên từng bước đi. Khi cơ chân không đủ khỏe thì không thể nâng đỡ cơ thể hoặc hoạt động như ý muốn.
  • Gà đi bình thường nhưng khoảng vài bước lại đứng lại lảo đảo và có vẻ mệt mỏi.
  • Gà đi cà nhắc hoặc thập thễnh bước đi không đều nhau.
  • Gà đánh đấm không có lực, nhẹ phều không đủ gãi ngứa cho gà đối phương.
  • Tình trạng nặng hơn gà không thể đi lại hoặc lê lết 1 chân. Đây là lúc bệnh gà nặng nhất và có thể dẫn tới tình trạng bị liệt.
  • Gà đá hay bị ngã thường xuyên dẫn tới mất đi lợi thế trong trận chiến.

Gà chọi bị yếu chân đá thường hay bị ngã

Gà chọi bị yếu chân đá thường hay bị ngã

Nguyên nhân dẫn tới gà bị yếu chân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân mà cách chữa trị và hậu quả của nó sẽ khác nhau.

  • Gà bị đau chân do va đập hoặc do các trận đánh căng thẳng khốc liệt mà chưa khỏi.
  • Gà tơ chưa được vần đòn, vần hơi cẩn thận nên yếu chân.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp cho gà không đủ để gà phát triển.
  • Do bị bệnh liên quan tới chân như đậu, lậu đế…
  • Do di truyền từ các thế hệ gà bố mẹ ông bà trước để lại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng gà chọi bị yếu chân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng gà chọi bị yếu chân

Mỗi nguyên do đều có cách xử lý khác nhau. Vì thế khi gà bị té hoặc yếu chân thì nên tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị.

Cách chữa gà chọi bị yếu chân như thế nào?

Chúng ta cần xác định rõ tình trạng của gà, các triệu chứng bệnh và nguyên nhân sẽ tìm ra được cách chữa trị hiệu quả. Hạn chế cho việc gà bị yếu chân, hay ngã.

  Cách Trị Bệnh Gà Ủ Rủ nhanh khỏi đơn giản nhất tại nhà

Gà bị yếu chân do bị ngã

Xác định được vết thương trên chân gà là như thế nào. Từ đó tìm cách vệ sinh vết thương và xử lý. Nếu gà gãy chân có thể bó bột cho gà. Tuy nhiên điều này chỉ nên áp dụng với những con gà chiến cực kỳ kết. Chi phí chụp X quang và bó bột cho gà chắc chỉ khoảng 500k. Ở người chụp X quang 50k/lần đối với tay chân chắc gà cũng tương tự.

Do gà chưa vần đòn còn yếu

Khi nhận thấy gà đá hay bị ngã thì có thể nó chưa được vần đòn vần hơi hợp lý. Hoặc cũng có thể do chúng bị mất gân dẫn tới tình trạng này. Vì thế mà chúng ta phải lên phương án tập luyện phù hợp nhất. Tùy thuộc vào chế độ ăn và thể chất của gà mà áp dụng vần đòn vần hơi hợp lý. Chi tiết xem cách vần gà chọi tơ tại đây !

Sử dụng các loại phương pháp, om bóp vào nghệ cho gà nhằm nâng cao thể trạng gà. Chi tiết có thể xem thêm cách vào nghệ cho gà tại đây nhé.

chữa gà chọi bị yếu chân

Chất dinh dưỡng gà chưa đảm bảo

Có thể nhận biết điều này qua thể trạng và hình dáng của gà. Nếu như gà vẫn béo tốt thì chúng sẽ không vấn đề gì cả và là một nguyên nhân khác. Tuy nhiên nếu gà gầy gò ốm yếu thì có thể do chế độ ăn chất dinh dưỡng. Đảm bảo khẩu phần ăn và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà phát triển. Ngoài ra chế độ nuôi nhốt cũng ảnh hưởng tới chúng khá nhiều.

Bổ xung thêm nhiều những thực phẩm cho gà như chất tanh, thịt bò, lươn trạch, trứng cút lộn. Những chất dinh dưỡng này bổ xung hợp lý đảm bảo chân gà khỏe hơn, đá có lực hơn và ít khi bị té gió.

Gà yếu chân do bị bệnh

Tình trạng gà yếu chân yếu gối do bệnh là điều không hiếm. Tuy nhiên cũng tùy từng loại bệnh mà cách xử lý khác nhau.

  • Gà bị lậu, kén ở bàn chân thì chúng ta kiểm tra xem kỹ. Nếu phát hiện thấy lậu đế thì tiến hành vệ sinh và loại bỏ phần đậu này. Sau đó hàng ngày tiến hành vệ sinh cho chúng. Khi gà lậu đế nên có các không gian sạch sẽ về phần nền cho chúng. Tránh trường hợp gà bị nhiễm trùng từ vết thương ở chân.
  • Gà bị gió dẫn tới yếu chân, liệt chân cũng sảy ra khá nhiều. Chúng ta có thể dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để tác động lên vùng cơ đó. Làm chúng nóng lên và tăng khả năng hồi phục. Tuy nhiên cũng cần chú ý phân biệt gà bị liệt chân do té gió hay do bệnh virus Herpes. Nếu là virus này có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm. Nếu phát hiện muộn thì không thể xử lý được.
  Bệnh Gà Ăn Không Tiêu, Chướng Diều Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gà bị yếu gối

Nguyên nhân của việc này có thể là do va đập hoặc bị một bệnh lý liên quan tới xương khớp. Nếu là do va đập dẫn tới gà bị yếu gối thì có thể chườm lạnh để các cơ nhanh hồi phục. Còn nếu do bệnh lý xương khớp thì hơi khó xử lý.

Bài tập cho gà chọi bị yếu chân

Song song với cách xử lý kết hợp chế độ ăn uống luyện tập sẽ giúp gà khỏe hơn. Hạn chế tình trạng gà chọi bị yếu chân hay gà đá hay bị té một cách hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập cho khách hàng tham khảo.

Tập chân và đầu gối khỏe

Bài tập này giúp nâng cao toàn diện cơ và chân gà. Ngoài ra toàn bộ cơ thể gà cũng trong tình trạng tập luyện tốt nhất. Các bộ phận sẽ phải tập như chân hoặc cánh.

Chúng ta tiến hành lấy tay luồn vào lườn gà và tung lên khoảng 20cm so với mặt đất. Sau đó để chúng tự rơi xuống và đứng thăng bằng bằng sức của chúng. Lần đầu tiên chúng ta chỉ nên tập khoảng 10-20 lần. Và nên chia ra làm 2-3 hiệp cho đảm bảo. Sau đó thì mỗi ngày tăng lên cường độ và độ cao hơn.

chữa gà chọi bị yếu chân

Cách chữa gà chọi bị yêu chân

Biến thể của bài tập cho gà đá hay bị té này là để chúng giữ cân bằng. Chúng ta để cho gà đậu lên tay và tung lên sao cho chúng bám được trên tay và tự giữ cân bằng trên chúng. Khi đó toàn bộ hệ thống cơ đùi, cơ chân của gà được tập luyện đảm bảo. Và tiếp túc tăng cường độ tập luyện sau khi đã quen sau đó.

Chạy lồng chạy bộ

Nếu như bác nào thường xuyên nuôi gà thì chắc chắn biết được loại lồng chạy bộ này. Chúng bao gồm 2 lồng to và nhỏ được lồng vào nhau. Bên trong thả 2 con gà và không để chúng có thể đánh, cắn nhau được. Cứ như vậy chú gà bên ngoài sẽ chạy xung quanh lồng để tìm cách đánh gà bên trong. Sẽ giúp cho gà tăng được khả năng lực chân, các cơ bắp khác nhau. Khi mới bắt đầu thì chúng ta sẽ chỉ nên cho chạy mỗi ngày từ 10 phút thôi. Sau đó tăng cường độ lên vào những ngày sau.

Hy vọng với bài viết này khách hàng đã biết nguyên nhân gà bị yêu chân. Và nếu gà bị yếu chân, gà té gió hoặc gà đá hay bị ngã thì xử lý như thế nào rồi nhé. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với vipnhacai.net!

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!